Gà Mía là gì? Nguồn gốc và đặc điểm của giống gà này như thế nào?

Gà Mía là gì được xem là một cái tên vô cùng quen thuộc ắt hẳn ai ai cũng đã nghe qua và được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam. Vậy giống gà này có đặc điểm và nguồn gốc như thế nào. Trong bài viết này SV388 sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn cùng tìm hiểu.

Gà Mía là gì?

Xuất xứ của gà Mía là gì?
Xuất xứ của gà Mía là gì?

Gà Mía hiện nay được xem là một trong số giống gà nội địa có xuất xứ tại tỉnh Hà Tây, Việt Nam. Có thể nói, gà Mía là giống gà đã có từ rất lâu đời, cái tên gà Mía đã được gắn liền với các địa danh tiêu biểu và cổ kính tại như chợ Mía, chùa Mía. Trước kia, giống gà này thường được cung cấp cho các tiệc cưới hoặc lễ hội trong làng.

Đặc điểm của gà Mía

Đi đôi với câu hỏi gà Mía là gì thì kế đến chính là những đặc điểm, màu sắc lông mà gà Mía sở hữu. Gà Mía có vóc dáng khá nặng, đùi to, lông màu đỏ tiết và chiếc mào cờ dựng. Mặc khác, giống gà còn có thịt khá thơm ngon, lớp da giòn, săn chắc và ít mỡ. Chúng có khả năng chống chọi bệnh tật và khả năng kiếm mồi khá tốt.

Đặc điểm của giống gà Mía
Đặc điểm của giống gà Mía

Gà Mía trống có bộ lông đỏ sẫm xen vào đó là những lớp lông màu đen ở đuôi, lườn và đùi, lông cánh của chúng có màu xanh biếc. Đối với gà mái có màu lông vàng nhạt, chúng có mắt sâu, tinh anh, chiếc mào đơn và lớp da đỏ. Có thể nói, giống gà này có màu lông tương đối thuần chủng, mượt mà. Hơn thế nữa, tốc độ mọc lông của các chú gà trống khá chậm, khi gà đến 15 tuần tuổi thì cơ thể mới phủ kín và đạt đến tuổi trưởng thành.

Hiện nay, gà Mía được nuôi chủ yếu để lấy thịt bởi chúng có thân hình thô kệch với chiếc mình ngắn, bước đi chậm chạp. Cân nặng của một chú gà lúc mới sinh khoảng 32g, và đạt khoảng 1,8kg khi được 4 tháng tuổi. Khi bước qua 6 tháng và được nuôi dưỡng tốt, con trống có thể lên đến cân nặng từ 2.5-3kg. Tới giai đoạn tới pin, gà trống sẽ nặng tới 5kg và 3,5kg đối với gà mái.

Theo SV388, gà mái để trứng khá muộn, và sản lượng trứng sinh sản ra khá ít chỉ từ 50-55 quả/năm. Vì có sức đề kháng khá cao nên tỷ lệ phôi thai lên đến 88% và số lượng gà con sống đến 8 tuần tuổi lên đến 98%. Tuy có sức đề kháng cao nhưng trong điều kiện chăn nuôi thả vườn và khả năng đẻ trứng khá muộn nên chúng thường được nuôi dưỡng để sản xuất thịt.

Công dụng của gà Mía

Theo Đông y, thịt gà Mía có nhiều tác dụng rất lớn trong sức khỏe của người dùng. Thịt của chúng có thể chữa trị ung nhọt, chữa băng huyết, sử dụng cho người vừa mới khỏe trở lại,… Hơn thế nữa, thịt gà còn là thực phẩm bổ thận, bổ âm tỳ vị và tăng cường khí huyết.

Ngoài ra, người mắc bệnh phong hàn, suy nhược cơ thể hay mắc bệnh dạ dày thì có thể sử dụng thịt của giống gà này để đảm bảo sức khỏe được ổn định.

Những điều nên chuẩn bị trước khi nuôi gà Mía

Tuy được nuôi lấy thịt, những giống gà này hoàn toàn khác so với các dòng gà công nghiệp. Hầu hết chúng thường sống trong môi trường tự nhiên, chăn thả theo hình thức sân vườn hoặc tại các khu vực đồi núi.

Những lưu ý khi nuôi gà Mía
Những lưu ý khi nuôi gà Mía

Vì gà thả vườn có tập tính kiếm ăn và khả năng chống dịch bệnh khá tốt, vì vậy nếu nuôi nhốt gà trong môi trường quá chật chội sẽ khiến gà cảm thấy stress, khó chịu dẫn đến cắn mổ lẫn nhau. Mặc khác, trong quá trình chăn nuôi trong không gian rộng rãi, bạn chỉ cần thêm chuồng để gà có chỗ tránh mưa, tránh nắng và nghỉ ngơi là được rồi.

Chuồng nuôi gà Mía

Khi làm chuồng gà, anh em cần phải đảm bảo điều kiện thoáng mát, rộng rãi. Hướng đặt chuồng nên là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam vì nước ta sở dĩ là nơi có khí hậu gió mùa. Mặc khác, vào mùa đông gió thường thổi theo hướng Đông Bắc, vì vậy làm chuồng gà ở hướng Đông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ sinh trưởng của gà. Tuy gà Mía là dòng gà có khả năng chịu lạnh, chịu nóng khá tốt nhưng nếu nhiệt độ quá ẩm thấp hoặc quá lạnh cũng sẽ ảnh hưởng khá lớn đến tiến độ của gà.

Chuồng nuôi rộng rãi cũng ảnh hưởng đến chất lượng của gà Mía
Chuồng nuôi rộng rãi cũng ảnh hưởng đến chất lượng của gà Mía

Hơn thế nữa, gà Mía còn có tập tính ngủ trên cây vì vậy khi làm chuồng trại hãy tiến hành bổ sung thêm các dàn đậu trên cao. Hãy sử dụng bằng tre, gỗ hoặc sắt là tốt nhất, vì chúng chịu được tất cả nhiệt độ, kể cả thời tiết giao mùa. Tuy nhiên, nên hạn chế những dàn đậu quá trơn trượt và khó đứng, tránh phải việc gà tranh chấp hoặc cắn mổ nhau khi đậu quá gần.

Sân chơi trong chăn nuôi

Theo SV388, khi nuôi gà Mía, sân chơi cũng chiếm vị trí khá quan trọng. Nó được xem là yếu tố ảnh hưởng đến độ săn chắc, dẻo dai của thịt gà. Tuy nhiên, thiết kế một sân chơi đảm bảo, rộng hay hẹp điều phụ thuộc khá nhiều vào diện tích của chủ chăn nuôi, nhưng cần đảm bảo sân vườn hơn 0.5m đối với một chú gà nhé.

Bên cạnh đó, vườn thả gà cần được cố định bằng lưới B40 cao hơn 2m nhằm đảm bảo gà không thể tự do bay ra ngoài gây thất thoát về số lượng. Sân chơi có thể có cây cối tạo bóng mát, nếu có điều kiện hãy bao phủ bằng cát là tốt nhất.

Kết luận

Gà Mía được biết đến là giống gà cung cấp chất lượng thịt rất ngon và bổ dưỡng. Đồng thời cách chăm sóc và chăn nuôi dòng gà này cũng khá đơn giản không phức tạp. Hy vọng những thông tin về gà Mía là gì? Những công dụng, đặc điểm của gà Mía sẽ giúp bạn có được trải nghiệm tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *